Kính thưa các bạn,
Bữa nay, Đốc Ngu xin mời các bạn ca cùng Đốc Ngu bài dân ca, "Trống Cơm".
Nhưng trước khi mình ca, các bạn có biết tại sao mình gọi đó là trống cơm không?
Trống cơm là cái trống truyền thống của dân Việt Nam ta từ mấy ngàn năm nay. Đặc biệt của cái trống là rất là nhẹ, đeo choàng qua cổ, mà ít nước có.
Tục truyền trống này có cái tên là trống cơm là ngày xưa có một anh chàng thư sinh nghèo sống nhờ nhà một ông phú hộ. Con gái ông phú hộ động lòng thương nên mỗi tối đem cơm từ nhà trên xuống cho chàng. Sau này chàng thư sinh thành tài trở về chỗ xưa thì mới biết là cô con gái đó đã bạo bịnh và đã qua đời. Chàng trai buồn quá mới chế ra một cái trống nhỏ như tướng người con gái và gọi đó là cái trống cơm.
Chuyện trên chỉ là truyền thuyết thôi. Thật ra là trống có cái tên là trống cơm tại vì người xưa để một miếng cơm ở một mặt của trống. Miếng cơm này là một cái đầm làm cho tiếng trống đánh bên mặt đó nghe như tiếng bịch. Bên kia không có cơm để làm miếng đầm nên đánh nghe tiếng bình. Do đó đánh trống cơm mình nghe là bình bịch, bình bịch, thay vì không có cơm làm đầm thì mình sẽ nghe là bình bình.
Trống cơm hiện đại thì người ta không dùng cơm nữa mà họ dung cao-su và keo. Hiện nay thì ở xã Đọi Sơn tỉnh Hà Nam người ta vẫn còn sãn xuất loại trống cơm hiện đại này.
Tỉnh Hà Nam là một tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng, nẳm ở phía nam của Hà Nội. Cứ mỗi 21 tháng 3 âm lịch thì ở Đọi Sơn có lễ chùa Đọi Sơn để tưởng niệm vua Lê Đại Hạnh và vua Lê Thánh Tông. Ngày hội này thì trồng cơm được đem ra trình diễn.
Quí vị có biết ở Hà Nam có thêm thắng cảnh gì nữa không? Hà Nam có chùa Bà Đanh nằm cạnh sông Đáy. Việt Nam ta có câu tục ngữ là "vắng như chùa Bà Đanh"...
Và kính thưa quí vị đó là sự tích của cái trống cơm.